Đông Đan

Đông Đan (926-936) (東丹, tiếng Khiết Đan:Dan Gur,[1] Hán tự: 东丹, Hangul:동단) là một vương quốc do người Khiết Đan lập nên để kiểm soát địa hạt của vương quốc Bột Hải, phía đông Mãn Châu.Sau khi chinh phục Dan Gur (Bột Hải trong tiếng Khiết Đan) năm 926, Thái tử Khiết Đan Gia Luật Bội bước lên ngai vàng của vương quốc tại pháo đài Hốt Hãn, kinh đô của Bột Hải cũ, nay thuộc Mẫu Đơn Giang, Hắc Long Giang. Vương quốc dùng tên Hán là Đông Đan, để tỏ lòng kính trọng với nhà Liêu ở phía tây.Tuy nhiên, căng thẳng chính trị đã sớm nổ ra giữa Gia Luật Bội và em trai Gia Luật Đức Quang, người đã có được ngôi báu Khiết Đan sau khi Gia Luật A Bảo Cơ qua đời trên đường đến quê nhà sau một chiến dịch tương đối thành công chống lại nhà Hậu Đường. Hoàng đế mới lệnh cho anh trai mình dời đô từ Hốt Hãn ở Đông Mãn Châu đến Liêu Dương ở Tây Mãn Châu.Gia Luật Bội tuân theo lệnh của hoàng đế nhưng sớm sau đó đã chạy đến bắc Trung Quốc để tránh bị ám sát vào năm 930. Con trai của Gia Luật Bội được tôn làm vua mới của Đông Đan, nhưng vương quốc đã bị sáp nhập vào nhà Liêu năm 936.Để tiếp tục quan hệ hữu nghị giữa Bột Hải và Nhật Bản, Đông Đan đã cử một phái đoàn ngoại giao qua Biển Nhật Bản vào năm 929. Triều đình Nhật Bản ở Kyoto đã từ chối phái đoàn của Đông Đan. Năm 931, 935, Đông Đan hai lần cử sứ thần sang Đường[2].